I.- MỞ ÐỀ
Con người là đối tượng của đạo Phật, bao nhiêu luật, bao nhiêu pháp môn, đức Phật đều vì con người lập bày. Ðem lại sự an vui hạnh phúc cho con người, là mục tiêu chánh yếu của đạo Phật. Song quan niệm đạo Phật, không phải được nhiều của cải, nhiều tình yêu v.v… là con người có hạnh phúc. Hạnh phúc là người sống biết tiết chế, biết tôn trọng hạnh phúc của mọi người, biết thành thật thương mến nhau. Một dân tộc văn minh là biết tôn trọng sanh mạng của nhau, tôn trọng những quyền tự do căn bản của con người. Vì thế, ngũ giới là nền tảng căn bản đem lại hạnh phúc cho con người, xây dựng con người sống đúng ý nghĩa văn minh của nhân loại. Ngũ giới là cơ bản đạo đức của người Phật tử, khi bắt đầu bước chân trên con đường giác ngộ giải thoát. Thiếu căn bản đạo đức này, dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng là lối nói rỗng. Sự tu hành thiết thực phải gầy dựng cơ bản trước, sau mới tiến lên những bậc cao siêu. Ðó là tầm quan trọng của ngũ giới.
II.- ÐỊNH NGHĨA
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do đức Phật chế ra, bảo các Phật tử phải tuân hành theo. Sau khi qui y người ấy đã tự nhận là đệ tử Phật, để đủ tư cách một Phật tử cần phải gìn giữ năm giới. Năm điều răn cấm này, Phật vì thương xót chúng sanh mà chế ra, cốt khiến đời sống họ được an lành hạnh phúc. Gìn giữ năm giới này là vì mình, không phải vì Phật. Hình thức năm giới:
1. Không sát sanh: Không sát sanh nghĩa là không được giết hại mạng sống của con người. Chúng ta tự quí sanh mạng của mình, vô lý lại sát hại sanh mạng kẻ khác. Trên lẽ công bằng nhân đạo không cho phép chúng ta làm việc ấy. Nếu làm, chúng ta đã trái lẽ công bằng thiếu lòng nhân đạo, đâu còn xứng đáng là đệ tử Phật. Giết hại mạng sống người có ba: trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùy hỉ trong việc giết hại. Phật tử không tự tay mình giết mạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khác giết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xót không nên vui thích. Ðó là giữ giới không sát sanh. Nhưng suy luận rộng ra, chúng ta quí trọng mạng sống, những con vật cũng quí trọng mạng sống, để lòng công bằng tràn đến các loài vật, nếu không cần thiết, chúng ta cũng giảm bớt giết hại sanh mạng của chúng.
2. Không trộm cướp: Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy. Bởi cướp giựt hay lén lấy của người là hành động trái nhân đạo, phạm luật pháp chánh quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình, quên nỗi đau khổ của người, mất cả công bằng và nhân đạo, người Phật tử quyết định không được làm.
3. Không tà dâm: Người Phật tử có vợ chồng đôi bạn như mọi người thế gian khác. Khi có đôi bạn rồi tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác. Nếu phạm thì mắc tội tà dâm. Bởi vì đây là hành động làm đau khổ cho gia đình mình và gia đình người, tạo thành nguy cơ tán gia bại sản. Do một chút tình cảm riêng tư của mình, khiến nhiều người khổ đau liên lụy, quả là thiếu lòng nhân. Ðể bảo đảm sự an ổn của gia đình mình và hạnh phúc của gia đình người, Phật tử nhất định không phạm tà dâm.
4. Không nói dối: Nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người là nói dối. Do động cơ tham lam ác độc, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái làm mặt, đổi phải thành quấy, khiến ngườimắc họa. Người nói như thế trái với đạo đức, mất cả lòng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Phật tử là người đạo đức nên ăn nói có mẫu mực, thấy biết thế nào nói thẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá. Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật mà không phạm. Không nói dối là giữ lòng tin đối với mọi người chung quanh.
5. Không uống rượu: Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, muốn được giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ, mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu. Uống rượu chẳng những làm mất trí khôn, lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này đần độn. Quả là một họa hại cho cá nhân và xã hội. Người Phật tử vì sự nghiệp giác ngộ, vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu. Trừ trường hợp mắc bệnh y sĩ bảo phải dùng rượu hòa thuốc uống mới lành, Phật tử được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống.
III.- LỢI ÍCH BẢN THÂN
Người biết giữ gìn năm giới đã tạo thành căn bản đạo đức và sự an lành cho bản thân. Không sát sanh, bản thân ta không bị người giết, hoặc tù tội về giết người, cũng không có thù hận về nợ máu với nhau. Thế là sống chúng ta không kinh hoàng sợ hãi do thù hằn gây nên. Không trộm cướp, bản thân ta không mắc tội tù về trộm cướp, ở đâu hay đi đến chỗ nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ. Tới lui tự do, đến đi an ổn, không phải hạnh phúc là gì? Không tà dâm, bản thân ta khỏi phải lao thần tổn trí, khỏi sợ ai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm và tin cậy ta. Bản thân ta trinh bạch, khiến người tự quí mến. Tự mình an ổn, gia đình cũng an ổn. Không nói dối, chính ta không phải hối hận, lời nói tự có giá trị, gây được niềm tin của mọi người. Người hay nói dối sẽ bị xã hội đánh giá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, làm việc gì ít ai tán trợ. Không uống rượu, chính ta khỏi bị cái tệ điên cuồng mất trí, khỏi gây cho cơ thể bệnh hoạn suy yếu, khỏi bị người khinh thường trong lúc say sưa. Trái lại, bản thân ta điềm đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều được quí kính, sanh con cũng thông minh sáng suốt. Ðó là lợi ích bản thân ngay trong hiện tại. Nếu về mai sau, không sát sanh thân tráng kiện sống lâu; không trộm cướp, được tài sản sung túc; không tà dâm, thân thể đẹp đẽ; không nói dối, ăn nói khôn ngoan mọi người yêu chuộng; không uống rượu, trí tuệ sáng suốt.
IV.- LỢI ÍCH GIA ÐÌNH XÃ HỘI
Mọi người trong nhân loại đều tự nhận sanh mạng là tối thượng. Biết tôn trọng sanh mạng là nếp sống văn minh, chà đạp trên sanh mạng là con người dã man. Biết giữ năm giới là nguồn hạnh phúc của gia đình, là nếp sống văn minh của xã hội. Ðức Phật nhìn thẳng vào con người, đem lại cho con người một đời sống an lành, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh, Ngài chế ra năm giới.
Sanh mạng là giá trị tối thượng của con người mọi người đều phải tôn trọng, vì tôn trọng sanh mạng con người, Phật cấm Phật tử không được sát sanh. Sanh mạng con người được tồn tại vững bền, nhờ tài sản nuôi dưỡng, vì tôn trọng tài sản của người, Phật cấm Phật tử không được trộm cướp. Sự sống của con người cần có gia đình, gia đình là tổ ấm của nhân loại, tổ ấm ấy bị lung lay là mất hạnh phúc, vì tôn trọng hạnh phúc của gia đình, Phật cấm Phật tử không được tà dâm. Sự sống chung đụng trong gia đình và ngoài xã hội cần phải tin tưởng nhau, thiếu lòng tin thì không thể thông cảm thân yêu, vì đem sự tin yêu lại cho mọi người, Phật cấm không được nói dối. Trật tự của gia đình và xã hội là sự an ổn, một duyên cớ gây xáo trộn trong gia đình và ngoài xã hội là làm mất trật tự chung, vì tôn trọng trật tự của gia đình và xã hội, Phật cấm Phật tử không được uống rượu.
Chỉ trong năm giới thôi, nếu gia đình nào gìn giữ trọn vẹn là gia đình ấy có hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, tin yêu thuần cẩn. Nếu mọi người trong xã hội ứng dụng triệt để là một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương mến. Chúng ta vì lợi ích bản thân, vì hạnh phúc của gia đình, vì sự an lạc của xã hội, nỗ lực gìn giữ năm giới. Gìn giữ năm giới là tôn trọng nhân bản, là nếp sống văn minh, là nền tảng đạo đức vậy.
V.- KẾT LUẬN
Sự khổ đau tột độ của con người không gì hơn, khi họ nghĩ đến sanh mạng họ bị đe dọa, tiền của họ bị mất mát, người yêu họ bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổ khắc nghiệt nhất của con người. Vì cứu khổ đem vui lại cho con người, Phật cấm người Phật tử không được làm ba điều ấy. Tình thương vĩnh viễn không có, nếu con người không tin tưởng và cảm thông nhau. Ðiều này cũng là nỗi đau khổ thứ yếu của con người. Bởi vì trong cuộc sống mà không có tình thương, là loài người đang lạc loài ở giữa bãi sa mạc hay chốn rừng hoang, còn đâu sự đùm bọc thân yêu chia sớt cay đắng ngọt bùi. Muốn đem tình thương cho nhân loại, trước tiên phải có tin tưởng thông cảm nhau, nên Phật cấm người Phật tử không được nói dối. Chính bao nhiêu đó, chúng ta đã thấy lòng từ bi lênh láng của đức Phật. Tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật đã thể hiện rõ ràng trong năm giới này. Vì thương mình thương người, Phật tử chúng ta phải cố gắng gìn giữ và khuyên người gìn giữ. Ðó là căn bản của Ðạo làm người hiện tại và mai sau.
Con người là đối tượng của đạo Phật, bao nhiêu luật, bao nhiêu pháp môn, đức Phật đều vì con người lập bày. Ðem lại sự an vui hạnh phúc cho con người, là mục tiêu chánh yếu của đạo Phật. Song quan niệm đạo Phật, không phải được nhiều của cải, nhiều tình yêu v.v… là con người có hạnh phúc. Hạnh phúc là người sống biết tiết chế, biết tôn trọng hạnh phúc của mọi người, biết thành thật thương mến nhau. Một dân tộc văn minh là biết tôn trọng sanh mạng của nhau, tôn trọng những quyền tự do căn bản của con người. Vì thế, ngũ giới là nền tảng căn bản đem lại hạnh phúc cho con người, xây dựng con người sống đúng ý nghĩa văn minh của nhân loại. Ngũ giới là cơ bản đạo đức của người Phật tử, khi bắt đầu bước chân trên con đường giác ngộ giải thoát. Thiếu căn bản đạo đức này, dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng là lối nói rỗng. Sự tu hành thiết thực phải gầy dựng cơ bản trước, sau mới tiến lên những bậc cao siêu. Ðó là tầm quan trọng của ngũ giới.
II.- ÐỊNH NGHĨA
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do đức Phật chế ra, bảo các Phật tử phải tuân hành theo. Sau khi qui y người ấy đã tự nhận là đệ tử Phật, để đủ tư cách một Phật tử cần phải gìn giữ năm giới. Năm điều răn cấm này, Phật vì thương xót chúng sanh mà chế ra, cốt khiến đời sống họ được an lành hạnh phúc. Gìn giữ năm giới này là vì mình, không phải vì Phật. Hình thức năm giới:
1. Không sát sanh: Không sát sanh nghĩa là không được giết hại mạng sống của con người. Chúng ta tự quí sanh mạng của mình, vô lý lại sát hại sanh mạng kẻ khác. Trên lẽ công bằng nhân đạo không cho phép chúng ta làm việc ấy. Nếu làm, chúng ta đã trái lẽ công bằng thiếu lòng nhân đạo, đâu còn xứng đáng là đệ tử Phật. Giết hại mạng sống người có ba: trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùy hỉ trong việc giết hại. Phật tử không tự tay mình giết mạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khác giết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xót không nên vui thích. Ðó là giữ giới không sát sanh. Nhưng suy luận rộng ra, chúng ta quí trọng mạng sống, những con vật cũng quí trọng mạng sống, để lòng công bằng tràn đến các loài vật, nếu không cần thiết, chúng ta cũng giảm bớt giết hại sanh mạng của chúng.
2. Không trộm cướp: Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy. Bởi cướp giựt hay lén lấy của người là hành động trái nhân đạo, phạm luật pháp chánh quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình, quên nỗi đau khổ của người, mất cả công bằng và nhân đạo, người Phật tử quyết định không được làm.
3. Không tà dâm: Người Phật tử có vợ chồng đôi bạn như mọi người thế gian khác. Khi có đôi bạn rồi tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác. Nếu phạm thì mắc tội tà dâm. Bởi vì đây là hành động làm đau khổ cho gia đình mình và gia đình người, tạo thành nguy cơ tán gia bại sản. Do một chút tình cảm riêng tư của mình, khiến nhiều người khổ đau liên lụy, quả là thiếu lòng nhân. Ðể bảo đảm sự an ổn của gia đình mình và hạnh phúc của gia đình người, Phật tử nhất định không phạm tà dâm.
4. Không nói dối: Nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người là nói dối. Do động cơ tham lam ác độc, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái làm mặt, đổi phải thành quấy, khiến ngườimắc họa. Người nói như thế trái với đạo đức, mất cả lòng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Phật tử là người đạo đức nên ăn nói có mẫu mực, thấy biết thế nào nói thẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá. Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật mà không phạm. Không nói dối là giữ lòng tin đối với mọi người chung quanh.
5. Không uống rượu: Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, muốn được giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ, mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu. Uống rượu chẳng những làm mất trí khôn, lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này đần độn. Quả là một họa hại cho cá nhân và xã hội. Người Phật tử vì sự nghiệp giác ngộ, vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu. Trừ trường hợp mắc bệnh y sĩ bảo phải dùng rượu hòa thuốc uống mới lành, Phật tử được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống.
III.- LỢI ÍCH BẢN THÂN
Người biết giữ gìn năm giới đã tạo thành căn bản đạo đức và sự an lành cho bản thân. Không sát sanh, bản thân ta không bị người giết, hoặc tù tội về giết người, cũng không có thù hận về nợ máu với nhau. Thế là sống chúng ta không kinh hoàng sợ hãi do thù hằn gây nên. Không trộm cướp, bản thân ta không mắc tội tù về trộm cướp, ở đâu hay đi đến chỗ nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ. Tới lui tự do, đến đi an ổn, không phải hạnh phúc là gì? Không tà dâm, bản thân ta khỏi phải lao thần tổn trí, khỏi sợ ai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm và tin cậy ta. Bản thân ta trinh bạch, khiến người tự quí mến. Tự mình an ổn, gia đình cũng an ổn. Không nói dối, chính ta không phải hối hận, lời nói tự có giá trị, gây được niềm tin của mọi người. Người hay nói dối sẽ bị xã hội đánh giá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, làm việc gì ít ai tán trợ. Không uống rượu, chính ta khỏi bị cái tệ điên cuồng mất trí, khỏi gây cho cơ thể bệnh hoạn suy yếu, khỏi bị người khinh thường trong lúc say sưa. Trái lại, bản thân ta điềm đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều được quí kính, sanh con cũng thông minh sáng suốt. Ðó là lợi ích bản thân ngay trong hiện tại. Nếu về mai sau, không sát sanh thân tráng kiện sống lâu; không trộm cướp, được tài sản sung túc; không tà dâm, thân thể đẹp đẽ; không nói dối, ăn nói khôn ngoan mọi người yêu chuộng; không uống rượu, trí tuệ sáng suốt.
IV.- LỢI ÍCH GIA ÐÌNH XÃ HỘI
Mọi người trong nhân loại đều tự nhận sanh mạng là tối thượng. Biết tôn trọng sanh mạng là nếp sống văn minh, chà đạp trên sanh mạng là con người dã man. Biết giữ năm giới là nguồn hạnh phúc của gia đình, là nếp sống văn minh của xã hội. Ðức Phật nhìn thẳng vào con người, đem lại cho con người một đời sống an lành, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh, Ngài chế ra năm giới.
Sanh mạng là giá trị tối thượng của con người mọi người đều phải tôn trọng, vì tôn trọng sanh mạng con người, Phật cấm Phật tử không được sát sanh. Sanh mạng con người được tồn tại vững bền, nhờ tài sản nuôi dưỡng, vì tôn trọng tài sản của người, Phật cấm Phật tử không được trộm cướp. Sự sống của con người cần có gia đình, gia đình là tổ ấm của nhân loại, tổ ấm ấy bị lung lay là mất hạnh phúc, vì tôn trọng hạnh phúc của gia đình, Phật cấm Phật tử không được tà dâm. Sự sống chung đụng trong gia đình và ngoài xã hội cần phải tin tưởng nhau, thiếu lòng tin thì không thể thông cảm thân yêu, vì đem sự tin yêu lại cho mọi người, Phật cấm không được nói dối. Trật tự của gia đình và xã hội là sự an ổn, một duyên cớ gây xáo trộn trong gia đình và ngoài xã hội là làm mất trật tự chung, vì tôn trọng trật tự của gia đình và xã hội, Phật cấm Phật tử không được uống rượu.
Chỉ trong năm giới thôi, nếu gia đình nào gìn giữ trọn vẹn là gia đình ấy có hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, tin yêu thuần cẩn. Nếu mọi người trong xã hội ứng dụng triệt để là một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương mến. Chúng ta vì lợi ích bản thân, vì hạnh phúc của gia đình, vì sự an lạc của xã hội, nỗ lực gìn giữ năm giới. Gìn giữ năm giới là tôn trọng nhân bản, là nếp sống văn minh, là nền tảng đạo đức vậy.
V.- KẾT LUẬN
Sự khổ đau tột độ của con người không gì hơn, khi họ nghĩ đến sanh mạng họ bị đe dọa, tiền của họ bị mất mát, người yêu họ bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổ khắc nghiệt nhất của con người. Vì cứu khổ đem vui lại cho con người, Phật cấm người Phật tử không được làm ba điều ấy. Tình thương vĩnh viễn không có, nếu con người không tin tưởng và cảm thông nhau. Ðiều này cũng là nỗi đau khổ thứ yếu của con người. Bởi vì trong cuộc sống mà không có tình thương, là loài người đang lạc loài ở giữa bãi sa mạc hay chốn rừng hoang, còn đâu sự đùm bọc thân yêu chia sớt cay đắng ngọt bùi. Muốn đem tình thương cho nhân loại, trước tiên phải có tin tưởng thông cảm nhau, nên Phật cấm người Phật tử không được nói dối. Chính bao nhiêu đó, chúng ta đã thấy lòng từ bi lênh láng của đức Phật. Tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật đã thể hiện rõ ràng trong năm giới này. Vì thương mình thương người, Phật tử chúng ta phải cố gắng gìn giữ và khuyên người gìn giữ. Ðó là căn bản của Ðạo làm người hiện tại và mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét