Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

ngũ căn - ngũ lực


NGŨ CĂN 

Năm Căn là 5 quyền năng hay 5 quyền lực , đó là : Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn và Tuệ Căn hay nói vắn tắt, đó là : Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

TÍN: là lòng Tin hay đức tin vững mạnh có đưọc từ sự hiểu biết chứ không phải mê tín; đó là Tin Phật, Tin Giáo Pháp của ngài. Thiếu tin tuởng vào đức Phật hay thiếu tin tưởng vào Phật Pháp, chúng ta không thể thành công trong tu học nói chung và Thiền tập nói riêng.

TẤN: Tấn là sự tinh tấn, chuyên cần siêng năng, một sự cố gắng, nỗ lực về phương diện tâm linh. Nguời tu tập phải có sự tinh tấn quân bình, đừng quá căng thẳng mà cũng đừng quá buông lung, phải giữ cho sự tinh tấn đều đặn và liên tục. Tinh tấn là chỉ cho sự siêng năng làm những việc tốt, việc thiện chứ không dùng cho những việc bất thiện. Ví dụ không ai nói rằng: người ấy rất tinh tấn trong việc ăn trộm. Tinh tấn cũng là một yếu tố làm nên sức mạnh, thiếu tinh tấn thì khơng thể no thnh cơng trong việc tu tập nĩi chung, Thiền tập nĩi ring.

NIỆM: Niệm ở đây là Chánh Niệm, là sự chú ý ghi nhận đối tượng trong giây phút hiện tại. Ví dụ khi quán sát hơi thở, ta biết hơi thở vào ra như thế nào, mạnh, yếu, dài, ngắn… như thế nào. Chánh niệm cần phải sâu sắc và liên tục. Chánh niệm phải đi thẳng vào và xuyên suốt đối tượng. Nhớ nghĩ lung tung, “bao la vũ trụ” thì không gọi là Niệm được .

ĐỊNH: Định là sự nhất tâm, là tâm an trụ vững vàng trên một đối tượng . Định giữ cho Tâm đứng yên trên một đối tượng , không “phóng” đi đây đi đó, không bị tán loạn, tản mác… Định là khả năng an trụ của Tâm trên một đề mục, trong một khoảng thời gian. Trong Kinh điển, tâm Định được ví như một ngọn nến thắp sáng trong một phịng kín không có gì lọt vô. Lúc đó ngọn nến lặng yên, không lay chuyển. Thật ra, ngọn nến trong chập giây này qua chập giây sau không giống nhau, không phải là một. Sự có mặt liên tục của “những” ngọn nến này cho ta cảm giác chỉ có môt ngọn nến đang cháy. Cũng thế, khi ta nói “tâm Định nằm yên” ( an trụ) trên một đề mục ta cũng phải hỉểu rằng đó là nhiều tâm Định đang kế tiếp nhau sinh diệt trong thời gian gọi là “an trụ” đó . Như trong một bài trước chúng ta đã có học, trong mỗi tiến trình Tâm, khi Định có mặt, đối tượng chỉ có mặt trong 17 chập tâm, sau đó, một đối tượng khác, giống như đối tượng trước, sanh khởi .

HUỆ: hay tuệ là trí tuệ, là sự hiểu biết sự vật như thật; Huệ sinh khởi khi Định có mặt; vì thế khi hành Thiền, phải có Định rồi Huệ mới sanh khởi. Huệ là sự thấu suốt vào bản chất thực sự của đói tượng, huệ sẽ hiển lộ khi hành giả có tâm Định vững vàng .
Tiến trình Thiền tập luôn luôn gồm có : Chánh niệm, Định, Huệ; vì vậy nếu Định vắng bóng thì Huệ không thể phát sinh; nói một cách nôm na, nếu Tâm ta thiếu Định ( thiếu bình tĩnh, tán loạn ) thì nhất định không thể xử sự sáng suốt (Huệ) đuợc.

NGŨ LỰC

NĂM LỰC là sức mạnh của 5 Căn hay nói cách khác khi 5 căn đã trở thành năng lực thật sự thì đó là 5 LỰC ( có thể ví ngũ căn như 5 cánh tay; còn ngũ lực là sức mạnh của 5 cánh tay đó); vì vậy, 5 Lực là : Tín lực, Tấn Lực, Niệm lực , Định Lực, Huệ lực hay sức mạnh của đức Tin, sức mạnh của sự Tinh tấn, sức mạnh của Chánh niệm, sức mạnh của Thiền định , sức mạnh của Trí tuệ.

Tất nhiên chúng ta đã hiểu 5 Căn rồi thì cũng hiểu được 5 Lực một cách dễ dàng. Từ 5 căn cơ bản ta sẽ phát huy thành 5 lực vô cùng mạnh mẽ.

Tín lực: thần lực của đức tin do tín căn phát sinh.

Tấn lực: thần lực của đức tinh tấn hay là sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, do tấn căn phát sinh.

Niệm lực: thần lực của sự ghi nhớ hay là sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.

Định lực: thần lực của sự tạp trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.

Huệ lực: thần lực của trí tuệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét